SÂN KHẤU HÓA TÁC PHẨM VĂN HỌC – MỘT BUỔI TRẢI NGHIỆM ĐẦY CẢM XÚC

Posted on Posted in Tin tức WHS, Uncategorized

Hiện nay, văn học được coi là một trong những môn học khó đối với các bạn học sinh. Những tác phẩm văn học dân gian, văn học hiện thực phê phán từ thế kỉ trước,… nếu chỉ là những dòng chữ trên trang sách sẽ không đủ để thu hút phần lớn các bạn nhỏ trong thời đại công nghệ số.

Tuy nhiên, tại WHS, đam mê văn học nói chung và với môn văn nói riêng, sự hứng thú tìm hiểu, cảm nhận những tác phẩm văn học đã được các thầy cô khơi dậy bằng phương pháp “giáo dục trải nghiệm”.

Không chỉ là những tiết học thông thường qua sách vở, WHSers cấp THCS đã thực hiện dự án “Sân khấu hóa tác phẩm văn học” và tự tin biểu diễn những đoạn trích, những điệu múa, giai điệu dân gian trên sân khấu. Từ câu chuyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” quen thuộc, đến đoạn trích chị Dậu bán con trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, hay tiểu phẩm “Thầy bói xem voi”…, với sự sáng tạo không giới hạn và đầu tư công phu của các WHSers, đã được thể hiện đầy cuốn hút và mang lại bất ngờ cho thầy cô và cả khối.

Một trong những tiết mục ấn tượng nhất trong buổi biểu diễn: Trích đoạn trong tác phẩm “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố. Đây là phân đoạn chị Dậu buộc lòng phải dứt ruột bán đi cái Tí, đứa con gái đầu lòng 7 tuổi ngoan ngoãn, hiếu thảo và ổ chó mới đẻ cho vợ chồng lão Nghị Quế để lấy hai đồng nộp sưu.

WHSers lớp 8C1 nhập vai xuất sắc trong phân cảnh đầy cảm xúc này làm cả hội trường lặng đi và nghẹn lại. Chắc hẳn tất cả học sinh và thầy cô có mặt tại hội trường đều cảm nhận được sự đau đớn của chị Dậu, sự sợ hãi của cái Tí và sự cay nghiệt của vợ chồng lão Nghị Quế.

Thầy Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo dục tuyên bố lý do và ý nghĩa buổi biểu diễn “Sân khấu hóa tác phẩm văn học”.

MC chương trình cũng chính là các WHSers năng động và tự tin.

Người Việt Nam dù đi bất cứ nơi đâu luôn nhận mình là “Con Rồng, cháu Tiên”. Hình ảnh bọc trứng của mẹ Âu Cơ mang một ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó khẳng định mối quan hệ khăng khít, ruột thịt của những con người Việt Nam. Hai tiếng đồng bào đã nói lên sự đùm bọc, ruột thịt ấy. Tiết mục “Nổi trống lên các bạn ơi” của tập thể học sinh lớp 6C1 đã mở đầu chương trình rất sôi động.

Một tiểu loại của dân gian luôn đem đến cho cùng ta những tiếng cười dí dỏm và sâu cay. Ẩn sau các câu chuyện ngắn là những bài học đạo đức, là những ngụ ý hành động cho con người. “Thầy bói xem voi” đã được tái hiện rất sinh động trên sân khấu bởi các bạn lớp 6S1.

Một số truyện cười tiêu biểu đã được các bạn học sinh lớp 6C2 lồng ghép khéo léo và biểu diễn.

Tiết mục dân ca đồng bằng Bắc bộ “Inh lả ơi” do tập thể 7C1 biểu diễn bằng sáo recorder.

Người Việt Nam ta thường có thói quen gieo quẻ đầu năm. Để dự đoán sự nghiệp, đường tình duyên của mình trong năm mới. Hoạt cảnh thầy bói gieo quẻ đầu năm đầy duyên dáng của lớp 7S1.

 

Lớp 7C2 đưa các bạn được du lịch đến vùng đất Nam bộ xa xôi qua bài sáo “Bắc Kim Thang”.

 

 Chắc hẳn sau buổi biểu diễn này, các bạn sẽ thêm yêu thích môn Văn và tìm ra được nhiều điểm thú vị, cũng như có những cảm nhận riêng về các tác phẩm văn học đang học tại nhà trường.