Giáo dục và tư vấn tâm lý học sinh ở WHS

Posted on Posted in Tâm lý học đường, News & Events, Tin tức WHS

Trong cuốn Anna Karenina, Leo Tolstoy đã viết: “Tất cả những gia đình hạnh phúc đều giống nhau và những gia đình bất hạnh đều có những hoàn cảnh riêng của mình” và có quan niệm “hạnh phúc không phải là ở trong một căn nhà lớn bao nhiêu mà là bên trong căn nhà có bao nhiêu tiếng cười hạnh phúc.”

Một ngôi trường có thể đem lại những cảm xúc của tuổi thơ, niềm vui khi tiếp cận tri thức, sự hào hứng khi có bạn bè… thì ngoài những điều kiện tốt về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, chương trình học thì một trong những yếu tố vô cùng quan trọng là lưu tâm đến quá trình phát triển tâm lý lứa tuổi của trẻ, hiểu những sự đổi thay để làm bạn, đồng hành với trẻ, khuyến khích trẻ phát triển, hướng đến những điều tốt đẹp. Để có thể tạo ra mối liên hệ bền chặt giữa gia đình & trường học trong việc nuôi dạy trẻ, Trường Liên cấp Tây Hà Nội triển khai thực hiện PHÒNG TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG.

MỤC TIÊU

– Nhận diện những dấu hiệu tâm lý bất thường ở trẻ để có liên hệ với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn theo dõi, quan sát, đánh giá về học sinh.

– Tiếp nhận, đánh giá, xác định những yếu tố tác động không tốt đến tâm lý của học sinh; những áp lực về học tập, về các mối quan hệ với người thân, bạn bè… mà con đang gặp phải.

– Áp dụng những kỹ năng, kiến thức tư vấn, hỗ trợ giúp học sinh cân bằng tâm lý, có điều kiện thể trạng tinh thần tốt nhất cho việc học tập tại trường và sinh hoạt tại gia đình.

– Hỗ trợ phụ huynh trong việc quan tâm, chăm sóc và giáo dục con cái, phát triển mối quan hệ với nhà trường một cách tích cực, phát hiện những khó khăn của con cái và phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục.

 

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

– Thành phần tham gia: Chuyên viên chuyên ngành tâm lý.

– Đầu tư xây dựng phòng tư vấn: Tạo ra khoảng không gian riêng biệt, yên tĩnh, có tính thẩm mỹ để học sinh có thể dễ dàng chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình học tập, sinh hoạt.

– Tổ chức các hoạt động: Giáo dục nhận thức về tâm lý, tâm lý lứa tuổi trong các bài học, các sinh hoạt tập thể, các tọa đàm, các trò chơi tập thể… Tăng cường rèn luyện kĩ năng thông qua các hoạt động thực tiễn: Hình thức tư vấn không chỉ hướng đến cá nhân mà còn hướng đến toàn thể học sinh để hỗ trợ các em phát triển nhân cách hoàn thiện. Hoạt động tư vấn tâm lý mở ra cho học sinh cơ hội để nhìn lại những khó khăn của mình theo nhiều cách thức khác nhau…

– Phối kết hợp với các lực lượng giáo dục và xã hội: Đề cao vai trò của GVCN, của PHHS trong việc hình thành cho các em học sinh kỹ năng sống, sự định hướng nghề nghiệp, kỹ năng về học tập, phát triển nhân cách… thông qua các giờ học trên lớp, giờ sinh hoạt; tạo các diễn đàn, các kênh thông tin liên tục giữa phụ huynh và nhà trường.

 

NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG

(1) Lắng nghe và chia sẻ

Nhân viên Phòng Tư vấn tâm lý học đường sẵn sàng mở cửa tiếp nhận học sinh từ 7h00 đến 18h00 hàng ngày. Bên cạnh việc lắng nghe, gợi mở tâm sự với trẻ, chuyên gia tâm lý có các công cụ đánh giá, kiểm tra, trắc nghiệm tâm lý của trẻ, giúp việc nhận định trở nên khách quan, đúng đắn, tránh tổn thương cho trẻ. Sự chia sẻ ban đầu bằng các liệu pháp tâm lý, trò chuyện, giúp trẻ tự tin, vui vẻ.

(2) Tôn trọng và bảo mật

Sự tôn trọng thể hiện ở các điểm: tôn trọng nhân cách trẻ, tôn trọng chuyện riêng tư của trẻ, đặt quyền lợi của người học lên hàng đầu. Sự bảo mật thông tin cũng thể hiện sự tôn trọng người học, tạo sự tin tưởng của trẻ.

(3) Giải pháp đúng đắn và tránh xung đột

Phòng Tư vấn tâm lý học đường không phải là nơi giúp học sinh lẩn tránh những vấn đề mà các con gặp phải. Tuy nhiên, học sinh ở lứa tuổi này dễ bị tổn thương về tâm lý, vì vậy Phòng Tư vấn tâm lý sẽ giúp con phản ánh tình hình học tập, sinh hoạt trong nhà trường một cách khách quan, tránh xung đột trực tiếp tạo nên không khí vui vẻ, tôn trọng lẫn nhau, giúp con hòa nhập với tập thể.

Với mục tiêu như vậy, WHS mong muốn nhận được sự chia sẻ, chung sức của các quý phụ huynh, các thành viên trong gia đình học sinh và các chuyên gia giáo dục. Sự hài hòa giữa vui chơi ở nhà và học tập ở trường cần sự thấu hiểu, phối hợp chặt chẽ của các lực lượng tham gia giáo dục. Sự tương tác giữa nhà trường và gia đình; giữa thầy cô và học trò, giữa cha mẹ và con cái sẽ tạo ra mối quan hệ gắn bó tình cảm, tạo nền tảng cho sự ổn định tâm lý của con, giúp con những điều kiện phát triển, hướng tới giá trị và thành công trong tương lai. 

Các hình thức đăng ký tư vấn tâm lý

Học sinh khi cần chuyên gia tâm lý học đường tư vấn qua một trong những cách sau:

      ⋆ Gửi thư qua hộp thư bên ngoài Phòng Tâm lý học đường, tầng 3, H4, trường Liên cấp Tây Hà Nội;

      ⋆ Nhờ giáo viên chủ nhiệm chuyển thông tin tới chuyên viên tham vấn của Phòng Tâm lý học đường;

      ⋆ Đến gặp trực tiếp chuyên viên tham vấn tại Phòng Tâm lý học đường thứ 2, 3 hàng tuần;

      ⋆ Khai vào form trong link: 

      ⋆ Email tới: phamngoc.whs@gmail.com