Lịch sử thường được xem là môn học khô khan và khó hiểu, làm thế nào để các em học sinh học lịch sử một cách dễ hiểu, dễ nhớ và yêu lịch sử dân tộc vẫn là nỗi trăn trở lớn của nhiều trường học. WHS luôn đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học các môn học nói chung, môn Lịch sử nói riêng.
Nhằm làm sinh động và đa dạng trong việc truyền tải các nội dung kiến thức của bài học đến các em học sinh, khối 6 vừa qua đã được trải nghiệm môn học lịch sử với dự án: ”Góc nhìn văn hóa – Nước Văn Lang trong tôi”
Thay vì dạy những lý thuyết khô khan, khó hiểu trong sách vở học sinh được làm việc theo nhóm mô tả lại cuộc sống cư dân Văn Lang thông qua việc tìm hiểu các phong tục, tập quán về ăn, mặc, ở, đi lại… Tái hiện 1 số phong tục tập quán qua các cuộc thi thiết kế, trình diễn thời trang lấy cảm hứng từ trang phục của cư dân Văn Lang, thi làm bánh Dầy truyền thống.
Phương pháp thiết kế trang phục, hóa trang thành các nhân vật, tự tay làm nên nhưng món ăn truyền thống được học sinh rất ủng hộ và hứng thú. Việc này giúp học sinh thấm sâu bài học nhiều hơn và nâng cao kỹ năng tự tin trình bày, phát biểu trước tập thể đông người.
Đặc biệt các thầy cô giáo đưa ra các câu hỏi phát triển năng lực nhằm khích thích tò mò, khơi dậy hứng thú cho học sinh bên cạnh các hoạt động nhóm sôi nổi. Nội dung bài học được đúc kết hết sức đơn giản bằng các hoạt động trải nghiệm, giúp các học sinh học lịch sử một cách dễ hiểu, dễ học, dễ nhớ.
Thông qua bài học, học sinh hiểu được: ‘’Lịch sử Việt Nam có bề dày hơn 4.000 năm dựng nước, giữ nước và phát triển, với truyền thống hào hùng của dân tộc’’. Lịch sử là một yếu tố mang bản sắc riêng của dân tộc, cần được quan tâm và đầu tư phát triển.
Các bạn học sinh thi thiết kế trang phục và hóa thân thành các nhân vật
Mỗi thời kỳ, mỗi tầng lớp lại có những trang phục khác nhau được các bạn học sinh thiết kế bằng nhưng nguyên liệu vô cùng đơn giản nhưng không kém phần đẹp mắt: lá cây, giấy màu, băng dính…..
Cả nhóm tìm hiểu và thuyết trình về cuộc sống của cư dân văn lang