Nếu ví một đứa trẻ giống như một cái cây nhỏ, thì sự chăm sóc, nuôi dưỡng giống như ánh nắng, nước, … dành cho cây. Nếu chúng ta muốn cây xanh tốt, nở hoa, đơm quả ngọt thì cần có sự chăm bón đúng cách và hợp lí. Mỗi loại cây có một cách chăm sóc khác nhau, cũng giống như mỗi đứa trẻ là một cá thể khác biệt, cũng cần có sự nuôi dưỡng và giáo dục phù hợp mới có thể tạo môi trường cho đứa trẻ phát triển tốt nhất.
Trong quá trình phát triển của trẻ, môi trường giáo dục gia đình là điều quan trọng trước nhất, đứa trẻ sinh ra được nuôi nấng trong gia đình, người mẹ, người cha cũng sẽ là những “người thầy” đầu tiên trong cuộc đời con. Cũng qua đó, đứa trẻ cũng được hình thành thói quen, nếp nghĩ và tính cách theo sự dạy dỗ của cha mẹ.
Điểm thuận lợi của gia đình đó là giáo dục chủ yếu bằng tình yêu thương giữa các thành viên dành cho nhau, đặc biệt là của cha mẹ dành cho con cái. Quá trình giáo dục đó diễn ra thường xuyên, lâu dài, liên tục, tác động vào mọi ngõ ngách, góc cạnh của quá trình hình thành, phát triển nhân cách của mỗi con người. Việc giáo dục của gia đình mang tính cá thể hóa rất cao. Cha mẹ là người gần gũi và hiểu rõ đặc điểm tâm lý của từng đứa trẻ. Vì thế, cách tác động cũng rất linh hoạt và sinh động.
Gia đình có vai trò quan trọng trong quá trình lớn lên và hình thành nhân cách của trẻ.
Trong thời đại đầy đủ tiện nghi vật chất ngày nay, nhiều trẻ bị cuốn vào nhịp sống nhanh với Internet, game online, những tệ nạn xã hội…. Khác với giáo dục trong nhà trường là dựa vào trách nhiệm và nghĩa vụ của học sinh, ở gia đình việc dạy dỗ con cái diễn ra trên cơ sở tình cảm yêu thương và tin cậy lẫn nhau giữa cha mẹ và con. Chính vì vậy, những tác động của cha mẹ dễ được trẻ tiếp nhận hơn. “Cuộc sống tràn đầy tình yêu giữa những người ruột thịt là điều kiện tốt nhất để giáo dục cho trẻ tình cảm, đạo đức và trách nhiệm đối với mọi người, với những người thân – điều mà các tổ chức xã hội khác không thể làm được”.
Giáo dục trong gia đình tác động mạnh mẽ ở tuổi ấu thơ của trẻ. Con người Việt Nam gắn bó vô cùng chặt chẽ với đời sống gia đình nên ảnh hưởng của giáo dục gia đình là hết sức to lớn, lâu dài suốt cả cuộc đời. Đó là cơ sở quyết định cho sự hình thành nền tảng nhân cách ở tuổi niên thiếu, thúc đẩy sự phát triển, hoàn thiện nhân cách ở tuổi thanh niên, củng cố, giữ gìn nhân cách ở tuổi trưởng thành và khi về già. Vì thế, giáo dục gia đình mang tính chất thường xuyên, lâu dài và có hệ thống chặt chẽ.
Trong gia đình cha mẹ nên là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Đây là nguyên tắc quyết định, có tầm quan trọng đặc biệt lớn lao đối với công tác giáo dục. Trẻ em rất nhạy cảm và hay bắt chước nên cha mẹ trước hết phải làm gương từ cử chỉ, lời nói đến việc làm… Bên cạnh đó, cha mẹ nên tìm hiểu, trau dồi kinh nghiệm của những nhà giáo dục và các phụ huynh khác.
Trong chương trình “Café sáng với chuyên gia” số thứ 8, các bậc phụ huynh sẽ cùng chia sẻ về cách giáo dục trong gia đình và định hướng sự phát triển nhân cách cho con từ bố mẹ với sự tham gia của 2 vị khách mời: PGS. TS Đỗ Xuân Thảo – Trưởng khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội và bà Phan Thị Hồ Điệp – bố mẹ của “thần đồng” Đỗ Nhật Nam.
Thời gian: 8h30 – 11h thứ Bảy, 5/1/2019
Địa điểm: Hội trường tầng 4, Trường Tiểu học và THCS Tây Hà Nội
🎁 Học bổng lớn của Khóa Tiền tiểu học “Con sẵn sàng” & “Ngày nội trú” tại WHS dành cho Phụ huynh tham gia Cafe Sáng số thứ tám.
🎯Hãy nhanh tay đăng ký để trở thành 1 trong 150 vị khách đặc biệt của WHS vào sáng thứ bảy, 05/01/2019: https://goo.gl/forms/aGjslIsViP9ddJLI3
☎LIÊN HỆ: 024. 3202 8777 – 094 102 7970
Phòng Tuyển sinh, trường Tiểu học và THCS Tây Hà Nội.
🌐Địa chỉ: phố Kiều Mai, cách Cầu Diễn 500m, cách Mỹ Đình 1 km, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Website: www.whs.edu.vn
Fb: truongtayhanoi