Kịch vải Nhật Bản: Mới lạ – Bất ngờ – Hấp dẫn

Posted on Posted in Tin tức WHS
Hoạt động kể chuyện bằng bảng vải là một loại hình có nguồn gốc từ Nhật Bản. Sử dụng những miếng vải không dệt, có đặc tính giống như giấy (gọi là giấy P) để dính trên một tấm bảng vải dạ, nỉ mà không cần keo dính. Trên đó, người kể chuyện phát triển các câu chuyện bằng cách điều khiển các hình ảnh làm từ giấy P (có độ bám dính cao) gắn trên bảng vải (dính, lấy ra, lật, giở, lấy thêm, gài vào…) kết hợp với ca hát, vận động.
 
Sử dụng kịch vải trong lớp học ở WHS đem lại rất nhiều cảm xúc, giá trị mới mẻ:
 
➢ chất liệu THÂN THIỆN với môi trường (giấy P)
➢ nội dung giáo dục ĐA DẠNG, phù hợp với đặc điểm của học sinh
➢ hoạt động có tính chất TRẢI NGHIỆM, TƯƠNG TÁC ĐA CHIỀU, ĐA GIÁC QUAN
➢ tạo hình nhân vật SINH ĐỘNG, CHUYỂN ĐỘNG cùng tình tiết BẤT NGỜ
 
Thông qua hoạt động kịch vải, học sinh được lĩnh hội, phát triển năng lực ở nhiều phương diện:
 
– Phán đoán và tư duy lô-gic: những tình huống tiếp theo có thể xảy ra
– Giải quyết vấn đề: đưa ra phương án cho tình huống của câu chuyện
– Ngôn ngữ: kể lại nội dung truyện, thuyết trình, miêu tả về nhân vật; giao tiếp với những người xung quanh
– Sáng tạo: tạo hình minh họa và sáng tạo các câu chuyện
 
Hãy ghé thăm giờ trải nghiệm kịch vải của các bạn nhỏ ở Tây Hà Nội với câu chuyện “Cây bắp cải”! (kịch bản của thầy WATANABE – Giáo sư Nhật Bản)