NHẬT KÝ TRẢI NGHIỆM LỚP 1 STEM #2NGÀY HỨA HẸN TUẦN TRẢI NGHIỆM 4/4 CÒN HẤP DẪN HƠN NỮA
Ngày 1 – Con học gì?
Khởi động trước buổi học, con được tham gia trò chơi “xin mời”. Học sinh lắng nghe và làm theo hiệu lệnh mà giáo viên đưa ra một cách chính xác, qua trò chơi này con được rèn óc suy xét và khả năng phán đoán.
Khi giới thiệu vào bài học, học sinh được xem một video về trượt tuyết, quan sát kỹ và trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra:
– Đây là môn thể thao gì?
– Những vận động viên trượt xuống từ đâu?
– Khi trượt tuyết như vậy thì tốc độ nhanh hay chậm? Có kiểm soát được tốc độ không? Có dễ bị ngã không?
– Tại sao dễ bị ngã mà người ta vẫn trượt tuyết?
“Mười vạn” câu hỏi vì sao được đặt ra, các con đều vô cùng hào hứng khi được nói lên quan điểm của riêng mình. Hào hứng hơn cả khi con được tận mắt chứng kiến mô hình con dốc ngay tại lớp, và được phát dụng cụ để tự mình “chế tạo” ra những con dốc tương tự.
Khi được phát 4 miếng xốp, một tấm bìa và một chiếc ô tô, các nhóm đều loay hoay và không biết cách thiết kế mô hình. Dưới sự hướng dẫn của cô giáo, các bạn nhỏ thông minh đã ngay lập tức hiểu ra và tự “xây” cho mình những con dốc cao – thấp khác nhau. Thử nghiệm và quan sát chuyển động của ô tô khi đi từ trên dốc xuống, giả thuyết được đặt ra: Con dốc như thế nào thì ô tô đi xa hơn?
Để kiểm chứng giả thuyết này, những “nhà khoa học nhí” đã làm thí nghiệm kiểm chứng, đếm số ô mà ô tô di chuyển được và tô lại kết quả trong phiếu ghi chép một cách tỉ mỉ.
Kết thúc tiết học, con rút ra được kết luận: Con dốc càng cao, xe đi càng xa.
Ngày 2 – Con học gì?
Tiếp tục thực nghiệm thú vị về mô hình con dốc và chiếc ô tô, nhưng độ khó tăng lên một bậc khi tiết học xuất hiện một loạt từ ngữ “lạ” như mặt phẳng, giấy thiếc, vải dạ hay nilon bóng khí. Đó là các vật liệu để thay đổi độ nhám của mặt đường.
Đầu tiên, con quan sát, dùng tay sờ và mô tả lại 3 vật liệu đó khác nhau như thế nào? Bề mặt nào bằng phẳng nhất và bề mặt nào thô ráp nhất?
Sau khi làm quen với 3 bề mặt đó, con làm thí nghiệm để chứng minh giả thuyết: mặt đường như thế nào thì ô tô đi xa hơn?
Con thử nghiệm và quan sát chuyển động của ô tô trên cả ba bề mặt, đếm số ô là quãng đường ô tô đi được và ghi chép lại vào phiếu kiểm chứng. So sánh “số km” của từng thử nghiệm, con kết luận được rằng: Mặt đường càng bằng phẳng, nhẵn mịn thì ô tô đi càng xa.
Con dốc và ô tô là những thứ gần gũi với trẻ, con dễ dàng gặp chúng hàng ngày. Vì vậy, bài học này giúp con thu về được rất nhiều kiến thức bổ ích, có thể chia sẻ với cha mẹ và vận dụng vào thực tiễn “ngay lập tức”. Học phải đi đôi với hành
Các “nhà khoa học nhí” hãy nhanh tay đăng ký tham gia lớp trải nghiệm #1TUẦN để có cơ hội nghiên cứu thêm thật nhiệt thí nghiệm khoa học thú vị nhé!
Ngày khai giảng khoá học 1 tuần:
Đợt 1: Từ ngày 04/04/2022 đến ngày 08/04/2022
Đợt 2: Từ ngày 18/04/2022 đến ngày 22/04/2022
Quý Phụ huynh đăng ký tại link:
——————–
Trường Phổ thông Liên cấp Tây Hà Nội
Tel: 024.3202.8777 – 0941.027.970
Địa chỉ: Phố Kiều Mai (từ Cầu Diễn rẽ vào), Phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Email: info@whs.edu.vn
Website: www.whs.edu.vn
Facebook: truongtayhanoi
Instagram: westernhanoischool
Tiktok: truongliencaptayhanoi