Trải nghiệm lớp 1 Stem

Posted on Posted in Tin tức WHS
🌡🔭 NHẬT KÝ TRẢI NGHIỆM LỚP 1 STEM – Ngày 1🧪🔬
 
 
Kỳ trải nghiệm dành cho các bạn nhỏ sinh năm 2016 kéo dài 3 ngày, mỗi ngày đều có ba hoạt động chính là STEM, Đọc sách và Thể thao. Trong ngày đầu tiên, dù ngoài trời rất lạnh nhưng bạn nào cũng háo hức, tò mò khám phá từng góc trường Tây Hà Nội. Câu hỏi “Con thích gì nhất ở trường Tây Hà Nội?” được các bạn trả lời chi tiết trong giờ làm quen với giáo viên chủ nhiệm.
📚 𝐇𝐎̣𝐂 𝐒𝐓𝐄𝐌 – 𝐇𝐎̣𝐂 𝐆𝐈̀ 𝐎̛̉ 𝐋𝐎̛́𝐏 𝟏?
Đó là câu hỏi thường gặp ở các bậc phụ huynh. Vậy, hãy cùng quan sát lớp học STEM buổi đầu tiên nhé.
1️⃣ 𝐒𝐓𝐄𝐌 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐢̉ 𝐡𝐨̣𝐜 𝐊𝐡𝐨𝐚 𝐡𝐨̣𝐜 𝐦𝐚̀ 𝐜𝐨̀𝐧 𝐩𝐡𝐚́𝐭 𝐭𝐫𝐢𝐞̂̉𝐧 𝐧𝐠𝐨̂𝐧 𝐧𝐠𝐮̛̃ 𝐯𝐚̀ 𝐭𝐮̛ 𝐝𝐮𝐲:
Trong phần giới thiệu vào bài học, giáo viên đọc sách, kể chuyện cho các bạn nhỏ về anh em nhà Wright đã làm thay đổi thế giới con người bằng việc tạo ra máy bay đầu tiên có động cơ. Qua câu chuyện say mê tìm tòi, giáo viên đã cho các bạn làm quen với những từ như “chuyển động, động cơ, hướng chuyển động”, đó là những từ ít xuất hiện trong bài giảng lớp 1 tại Việt Nam.
Những câu hỏi phát triển đọc hiểu:
“câu chuyện kể về ai, có những ai, làm gì?”
Cho tả tranh: “con nhìn thấy gì, họ đang làm gì, họ có gì đặc biệt, anh em Wright đã làm những gì – như thế nào, con nghĩ sao về việc đó, khó không – dễ không, vì sao khó, vì sao dễ hoặc khó, đã mong muốn gì?” được các con tham gia nhiệt tình. Các bạn thật giỏi vì nhớ rất tốt – hiểu tốt cả câu chuyện dài.
Khi cô giáo hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra khi thử nghiệm về máy bay thất bại?”, thú vị là tất cả các bạn dùng từ “bị ngã”, thay vì cần trả lời là “bị rơi”. Tuy nhiên về sau các bạn dự đoán – mô tả phán đoán khoa học hơn, dùng từ chính xác hơn rất nhiều. Và các bạn nêu ý kiến: “không muốn làm người thử nghiệm máy bay đâu”, “con thích lái máy bay cơ”, “con đi rửa xe cho bố con ở nhà”… Thế giới từ vựng của con phát triển thật vui phải không các bố mẹ?
Các bố mẹ thấy đấy, nhà trường xây dựng cơ hội phát triển ngôn ngữ, phát triển tư duy cho học sinh không chỉ trong giờ Tiếng Việt, mà luôn cố gắng làm giàu ngữ liệu cho các con trong mọi hoàn cảnh. Điều đó rất quan trọng với trẻ nhỏ bởi ngôn ngữ là lớp vỏ của tư duy.
2️⃣ 𝐒𝐓𝐄𝐌 𝐝𝐚̣𝐲 𝐡𝐨̣𝐜 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐪𝐮𝐚𝐧 𝐬𝐚́𝐭:
Học sinh nhanh chóng được mời ra khỏi chỗ ngồi, cùng nhau khám phá món đồ chơi chong chóng. Các bạn không nhất thiết phải ngồi nghiêm ở bàn ghế, mà đây là cơ hội để các bạn vận động, bạn nào cũng rất vui vẻ vì ngỡ là mình được chơi. Nhưng không hề chơi đâu nhé, chúng mình đang học đấy. Sau vài lần lóng ngóng không biết làm thế nào để chong chóng bay đi xa, các bạn đã tìm ra được nguyên lý của chuyển động có quy luật.
Các bạn được hỏi: “Con nhìn thấy gì – con thấy nó chuyển động như thế nào, bay ra làm sao?” và thế là được dẫn dụ vào việc “phải nhìn thật kỹ – nhiều lần về cánh quạt quay”, tự nhiên việc quan sát lại trở thành một trò chơi thật vui. Tất cả các bạn đều nhận xét: “Vui quá cô ạ, con thích lắm”. Cô Việt Anh thật khéo léo giúp các con thực hành quan sát.
3️⃣ 𝐒𝐓𝐄𝐌 𝐠𝐢𝐮́𝐩 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐭𝐢𝐞̂́𝐩 𝐜𝐚̣̂𝐧 𝐧𝐚̂́𝐜 𝐭𝐡𝐚𝐧𝐠 𝐭𝐮̛ 𝐝𝐮𝐲 𝐤𝐡𝐨́:
Hoạt động cuối cùng của tiết học là học cách gấp máy bay theo sơ đồ và hướng dẫn từ giáo viên. Đây là thử thách cho các con lớp 1 khi phải nhìn hướng dẫn ở dạng sơ đồ, biểu tượng và cần có sự hình dung không gian, mường tượng và kết nối với thực tế để gấp ra được hình mong muốn. Nếu làm quen, thành thạo kỹ năng này thì rất hữu ích cho phát triển tư duy về hình không gian và trí tưởng tượng. Khi não bộ biết cách chuyển từ biểu tượng sang hiểu, làm được yêu cầu là đã bước sang một nấc tư duy mới: từ trừu tượng sang thực tế. Như thế, trẻ sẽ biết cách kết nối tốt hơn.
 
🌡🔭 NHẬT KÝ TRẢI NGHIỆM LỚP 1 STEM – Ngày 2🧪🔬
Tiếp tục thực nghiệm thú vị với chiếc máy bay qua bài học thứ hai: Phán đoán kiểm chứng thông qua đo lường.
 
 
 
📌 Không ngừng 𝐭𝐫𝐚𝐮 𝐝𝐨̂̀𝐢 𝐯𝐨̂́𝐧 𝐭𝐮̛̀ 𝐯𝐮̛̣𝐧𝐠
Bằng cách giới thiệu 3 bước mà anh em nhà Wright hay những kỹ sư vẫn thường làm là “Chế tạo – Thử nghiệm – Kiểm tra”, học sinh lớp Trải nghiệm Stem WHS tiếp tục được mở rộng vốn từ vựng. Vì ở nhà lâu ngày nên những từ đơn giản chỉ các bộ phận của máy bay như “cánh, thân, mũi, đầu” cũng làm một số bạn lúng túng, các bạn thường dùng từ “cái này, ở đây” để thay thế. Tuy nhiên, là những bạn nhỏ rất thông minh, nhanh nhẹn, nên chỉ cần được nhắc là các bạn đã có thể sử dụng từ ngữ một cách linh hoạt.
📌𝐇𝐨𝐚̣𝐭 đ𝐨̣̂𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐨́𝐦 𝐪𝐮𝐚𝐧 𝐬𝐚́𝐭 𝐯𝐚̀ 𝐬𝐨 𝐬𝐚́𝐧𝐡 𝐡𝐚𝐢 𝐦𝐚̂̃𝐮 𝐦𝐚́𝐲 𝐛𝐚𝐲
Cả lớp được chia thành các nhóm 3 bạn, cùng quan sát hai mẫu máy bay mà cô phát, tìm ra điểm giống nhau và khác nhau. Sau khi được cô giáo hướng dẫn, các bạn thảo luận rất sôi nổi, chủ động đưa ra ý kiến và hào hứng được nói trước lớp.
📌𝐑𝐞̀𝐧 𝐥𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧 𝐤𝐲̃ 𝐧𝐚̆𝐧𝐠 𝐯𝐚̣̂𝐧 đ𝐨̣̂𝐧𝐠 𝐭𝐢𝐧𝐡
Nhiệm vụ tiếp theo: thực hành khéo tay hay làm. Khác với mẫu máy bay hôm qua chỉ gấp, hôm nay cần phải dùng kéo. Do không đến trường một thời gian dài, kỹ năng dùng kéo của các bạn không thành thạo như mọi khi. Sau khi quan sát mẫu và được hướng dẫn, các bạn phải cắt tạo hình đuôi máy bay, không dễ tí nào với bé 6 tuổi. Có bạn chưa biết cách hay cắt lệch, cắt sai… Không sao cả, các con học để làm tốt hơn.
📌𝐏𝐡𝐚́𝐧 đ𝐨𝐚́𝐧 𝐯𝐚̀ 𝐤𝐢𝐞̂̉𝐦 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠 𝐩𝐡𝐚́𝐧 đ𝐨𝐚́𝐧 𝐭𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐪𝐮𝐚 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̣̂𝐦
Với trẻ nhỏ, việc phán đoán/ dự đoán máy bay nào sẽ bay xa hơn hoàn toàn dựa trên cảm tính, “đoán mò”. Điều đó không có gì là sai, bởi các bạn đang tập cách mạnh dạn đưa ra quan điểm của mình, rồi chính các bạn sẽ là người phóng từng cái máy bay ra xa, tự quan sát và kiểm chứng phán đoán của mình đúng hay sai. Cả lớp vô cùng hào hứng, bạn nào cũng muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
📌Đ𝐨 đ𝐚̣𝐜: 𝐡𝐨̣𝐜 𝐓𝐨𝐚́𝐧 𝐭𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐪𝐮𝐚 𝐒𝐓𝐄𝐌
Máy bay nào sẽ bay xa hơn? Các bạn sử dụng những viên gạch lát nền để đo khoảng cách. Đây cũng là cách học đếm và so sánh khoảng cách rất logic với nhưng bé chưa biết làm toán. Quả là cách học Toán rất thú vị phải không?
📌𝐆𝐡𝐢 𝐜𝐡𝐞́𝐩 𝐤𝐞̂́𝐭 𝐪𝐮𝐚̉ 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̣̂𝐦
Đây là một bước không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu khoa học. Vì không phải bạn nhỏ 5,6 tuổi nào cũng rành rọt các chữ số, nên giáo viên đã bố trí Bản ghi kết quả rất dễ hiểu. Các bạn chỉ cần tô vào ô trống trên giấy theo đúng số lượng viên gạch chỉ khoảng cách từ vạch đích đến nơi máy bay hạ cánh mà các bạn đếm được. Vậy là thêm một nhiệm vụ thú vị nữa phải hoàn thành trong buổi học thứ hai.
🔑 Mỗi tiết học STEM luôn bận rộn, các nhiệm vụ được thiết kế tỉ mỉ để các con học thêm được kỹ năng mới, biết thêm một nội dung kiến thức mới, thực hành kỹ năng khoa học thường xuyên…Tất cả để giúp con sẵn sàng trở thành công dân toàn cầu thành công trong tương lai, đó là mục tiêu mà trường Tây Hà Nội hướng tới.
 
🔮 NHẬT KÝ TRẢI NGHIỆM LỚP 1 STEM – Ngày 3 🔮
Tổng hợp số liệu – So sánh đối chiếu – Đánh giá kết luận
 
 
Nhiệm vụ của buổi này khá khó và ít vui vẻ do đòi hỏi các con phải biết tổng hợp số liệu, so sánh đối chiếu, đưa ra đánh giá kết luận mẫu máy bay nào bay xa nhất.
Thay vì nhanh chóng đưa kết luận: Mẫu xanh hay mẫu cam bay nhanh bay chậm, từng bạn được đo đạc kiểm chứng mẫu máy bay đã gấp bay, kết quả được ghi chép vào phiếu, tất cả lớp cùng nhau đối chiếu để có về kết quả chung là mẫu máy bay màu cam bay được xa nhất ở tất cả các lần thử của các bạn.
Các bé không hề nhận ra: mình được tham gia thực hành kỹ năng thống kê, thu nhận dữ liệu, xử lý số liệu, tìm quy luật của số liệu.
Phần giải thích vì sao mẫu máy bay cam lại bay xa nhất đương nhiên chỉ mang tính giới thiệu sơ bộ về kiến thức khoa học, chứ chưa đặt nặng mục tiêu phải hiểu về khí động học vì tuổi của các con chưa cho phép. Tuy nhiên khái niệm về lực cản không khí, trọng lực, lực nâng… cũng có thể giới thiệu tới các con một cách trực quan nhất. Ví dụ: cùng quạt tay bằng 2 mảnh bìa có kích thước thước khác nhau, các bé nhận ra mảnh bìa to tạo nhiều gió hơn, khó quạt hơn, mỏi tay hơn khi so sánh với mảnh bìa bé hơn. Và ngạc nhiên chưa, các bé nhận ra sự tồn tại của không khí, lực cản không khí xung quanh mình dù rằng không nhìn thấy.
Với 3 phút xem video được chọn lọc kỹ lưỡng, lịch sử ra đời máy bay từ mô phỏng cánh chim đến gắn động cơ, các bạn đã được mở rộng kiến thức về thế giới. Bạn nào cũng hào hứng và chăm chú vào câu chuyện hấp dẫn của cô.
✅ Học STEM không học về kiến thức khoa học cao siêu, nhưng chỉ qua 3 buổi bố mẹ đã thấy bao cơ hội cho con thay đổi trong suy nghĩ, phát triển các kỹ năng vô cùng cần thiết cho người học chủ động và học tập suốt đời:
+ Phải quan sát
+ Phải suy nghĩ
+ Tiếp cận với các vấn đề mới, gần gũi với cuộc sống
+ Phát triển vốn từ vựng đặc biệt là từ vựng học thuật của lĩnh vực Khoa học kỹ thuật
✅ Nếu hàng ngày các con được dành 1 giờ để học – thực hành – phát triển kỹ năng khoa học theo cách “Learning by Doing – Học tập kiến tạo” thì bố mẹ có thể dự đoán sự thay đổi sẽ đến với các con ra sao ngần ấy năm học tập.
🔔 Hãy nhanh chóng đăng ký tham gia xét tuyển nhập học hệ STEM tại Trường Tây Hà Nội để không bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm trong môi trường học tập kiến tạo với nhiều ưu đãi cho năm học đầu tiên của hệ STEM 2022 – 2023 nhé!
👉🏻 Đăng ký nhận thông tin tư vấn: