Thí nghiệm điều chế oxi và hiện tượng hóa học của pháo bông

Posted on Posted in Tin tức WHS
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm có mối liên hệ mật thiết với thực tiễn đời sống con người, trong đó có nhiều khái niệm khó và trừu tượng. Vì vậy, Tây Hà Nội đã tăng cường sử dụng thí nghiệm hóa học, các phương tiện trực quan, kĩ thuật hiện đại trong giảng dạy giúp nâng cao hiệu quả bài học trên lớp, qua đó kích thích tư duy, phát triển khả năng tìm tòi, sáng tạo của học sinh.
Mời các bạn cùng khám phá một tiết thí nghiệm hóa học đầy thú vị của WHSers 10C1.
 
Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
Trong tiết học này, WHSers được cùng nhau điều chế oxi – dưỡng khí không thể thiếu cho quá trình hô hấp của người và động vật, đồng thời chứng minh tính chất hóa học của oxi khi tác dụng với kim loại, phi kim và các hợp chất khác.
Cụ thể, WHSers đã chuẩn bị một bình tam giác chứa MnO2 (Mangan đioxit) làm chất xúc tác, sau đó cho thêm dung dịch H2O2 (Hydrogen peroxide), các bạn đã thu được khí oxi, khí oxi này có khả năng làm bùng cháy tàn đóm đỏ. Các Teen WHSers còn đặc biệt hào hứng khi tự tay “sáng chế” pháo bông cầm tay tại phòng thí nghiệm thông qua phản ứng nhiệt nhôm. Đốt bột nhôm trong không khí sẽ sinh ra các tia lửa sáng lung linh. Giờ đây, không cần đợi tới dịp năm mới, WHSers dễ dàng “mua” được pháo bông và thưởng thức bữa tiệc ánh sáng của riêng mình.
Chuẩn bị cho thí nghiệm bao gồm bình tam giác, mangan đioxit MnO2 và dung dịch Hydrogen peroxide H2O2
Giáo viên hướng dẫn các bước để điều chế oxi.
WHSers thực hành điều chế oxi và thử tính chất của oxi bằng cacbon.
WHSers hào hứng khi giải thích được hiện tượng pháo bông qua phản ứng nhiệt nhôm.
Learning by Doing – Học mà làm, Làm mà học. Hi vọng các Teen WHSers sẽ có thêm thật nhiều giờ học thí nghiệm thú vị và bổ ích tại Tây Hà Nội.